Câu hỏi đầu tiên cần phải giải quyết khi khởi nghiệp: “Khách hàng là ai?”. Và câu trả lời cơ bản dẫn đến sai lầm: “Khách hàng là tất cả mọi người”. Cho nên, doanh nghiệp khởi nghiệp phải tư duy, thiết kế sản phẩm với từng đối tượng tiêu dùng, khoanh vùng khách hàng mục tiêu, phân khúc khách cụ thể.

Đây là chia sẻ của ông Nguyễn Đông Triều, Giảng viên khoa Marketing, Trường ĐH Tài chính Marketing ở ngày khai mạc khóa tập huấn về khởi sự kinh doanh, do Trung tâm BSA kết hợp với dự án SME tổ chức cho 35 doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các HTX của tỉnh Trà Vinh, thuộc nhiệm vụ 3 đề án 844 của Thủ tướng Chính phủ, kéo dài từ 16/7 đến 19/7/2020.

Ông Nguyễn Đông Triều, Giảng viên khoa Marketing, Trường ĐH Tài chính Marketing chia sẻ với học viên về cách viết dự án kinh doanh, định giá sản phẩm và xây dựng thương hiệu

Bằng phương pháp tương tác, phân tích sâu từng mô hình cụ thể, chuyên gia giúp các học viên dễ nắm được những kiến thức cần thiết để áp dụng vào mô hình thực tế.

Theo ông Triều, câu hỏi đầu tiên mà người khởi nghiệp cần phải giải quyết là “Khách hàng là ai?”. Đa số các doanh nghiệp hiện nay đều sai lầm khi đưa ra câu trả lời “Khách hàng là tất cả mọi người”.

Chuyên gia và học viên tương tác tại lớp học thông qua phần giới thiệu cụ thể từng dự án khởi nghiệp

Theo thống kê, 90% khởi nghiệp thất bại vì họ làm ra sản phẩm nhưng không biết khách hàng là ai, không biết giải quyết vấn đề gì cho khách hàng và làm cách nào để có chiến lược và mang đến những giá trị cho khách hàng tốt hơn các đối thủ hiện tại.

Trong đó, lý do thất bại do người tiêu dùng không quan tâm tới sản phẩm, dịch vụ chiếm 42%. Ngoài ra, 29% doanh nghiệp thất bại do thiếu hụt nguồn vốn, 23% là do nhận sự. 19% thất bại do không cạnh tranh được với các công ty đối thủ và 18% doanh nghiệp không thành công do giá cả không phù hợp.

Chuyên gia cũng đã đưa ra gợi ý để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Theo đó, doanh nghiệp khởi nghiệp cần giải quyết được những vấn đề như khách hàng là ai, cần gì; Họ có những khó khăn như thế nào khi sử dụng sản phẩm; những nhu cầu hiện nay trên thị trường là gì, khách hàng tiềm năng ra sao, đối thủ của mình là những doanh nghiệp nào, sản phẩm của mình là gì, doanh nghiệp có kể câu chuyện nào về sản phẩm của mình, làm cách nào để đưa sản phẩm tới gần khách hàng không? Và thương hiệu của mình là gì, đã tận dụng hết chưa…?

Ngay cả tên thương hiệu cũng cần đặt tên dễ nhớ, dễ đọc, có ý nghĩa, khác biệt  thay vì tên cá nhân. Nên gắn sản phẩm với tinh thần bản địa, do đó, doanh nghiệp khởi nghiệp cần tìm câu chuyện được nhiều người biết đến để đặt tên cho sản phẩm.

Toàn cảnh lớp tập huấn tại Trà Vinh ngày 17/7/2020

Đối với việc phân phối, bán hàng, ông Triều cho rằng các doanh nghiệp đều có chiến lược marketing, trong đó tập trung vào các yếu tố như tạo giá trị mới cho sản phẩm cũ. Theo đó, doanh nghiệp cải tiến sản phẩm cũ cải thiện trải nghiệm khách hàng , thiết kế đẹp, đóng gói bao bì, kể câu chuyện cho sản phẩm và tạo ra sản phẩm liên quan. Doanh nghiệp có thể tạo ra một sản phẩm mới hoàn toàn. Doanh nghiệp nên tìm ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu cần thiết của khách hàng thay mì bán sản phẩm mình có hoặc đem một sản phẩm thành công từ thị trường này sang thị trường khác…

Ngoài việc hướng dẫn các doanh nghiệp viết đề án, lập kế hoạch kinh doanh và định giá sản phẩm, khóa tập huấn này các chuyên gia còn chia sẻ về việc đổi mới sáng tạo mô hình kinh doanh để vượt qua thời kỳ khó khăn do Covid19, do ông Trần Anh Tuấn – CEO Công ty Tư vấn Người Mở Đường (The Pathfinder) hướng dẫn. Trong đó tập trung đến các vấn đề như: Cải tiến ý tưởng và tính khả thi cho dự án; Gia tăng hiệu quả kinh doanh nhờ đổi mới sáng tạo; Phát triển ý tưởng kinh doanh, sản phẩm, thương hiệu; cách thức tiếp thị và bán hàng; nghiên cứu và phát triển ý tưởng kinh doanh…

Một số hình ảnh tại lớp tập huấn

Các học viên khởi động, làm quen trước khi tham gia lớp tập huấn
Lớp tập huấn có nhiều người lớn tuổi, là chủ các dự án khởi nghiệp và HTX
Học viên hi vọng khóa tập huấn sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện các kế hoạch kinh doanh tốt hơn
Ông Lê Ngọc Minh – Giám đốc Công ty CP TM-DV rau sạch Minh Nhí, Trà Vinh tham gia khóa tập huấn
Các học viên tham gia làm bài tập
Học viên làm bài tập theo nhóm
Học viên làm bài tập theo nhóm và được chuyên gia hỗ trợ, tư vấn tại chỗ
Bạn Phạm Thị Thanh Thêu – Chủ dự án Du lịch nông nghiệp T&A Home and Nature ở huyện Cầu Kè, Trà Vinh chia sẻ về hoạt động marketing, làm du lịch của mình
Toàn cảnh lớp tập huấn
Học viên tham gia tương tác, góp ý cho các nhóm trong phần thuyết trình bài tập
Học viên tham gia tương tác, đặt câu hỏi với chuyên gia về việc xây dựng thương hiệu sản phẩm
Chuyên gia Nguyễn Đông Triều chia sẻ cho các học viên cách định giá. Theo ông Triều, doanh nghiệp định giá bán dựa vào giá thành sản phẩm, dựa vào giá của các sản phẩm cùng loại, các đối thủ… nhưng thực ra, giá sẽ do thị trường, do khách hàng quyết định

Trước đó, vào ngày 16/7, BTC cùng một số học viên đã tham quan các mô hình khởi nghiệp, trong đó có dự án Mật hoa dừa của Sokfarm của vợ chồng Phạm Đình Ngãi và Thạch Thị Chal Thi, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh

Công nhân đóng nắp chai mật dừa tại cơ sở Sokfarm
Công nhân đóng nắm, dán nhãn sản phẩm mật dừa Sokfarm
Dán nhãn sản phẩm mật hoa dừa tại Sokfarm
Mật hoa dừa là sản phẩm từng xuất hiện cách đây hàng trăm năm nhưng bị mai một, vài năm trở lại đây, vợ chồng Phạm Đình Ngãi và Thạch Thị Chal Thi (Kathy) đã tìm cách khôi phục và thương mại hóa trên thị trường
Kệ trưng bày mật hoa dừa
Mật hoa dừa của Sokfarm, do Phạm Đình Ngãi và Thạch Thị Chal Thi sản xuất ở huyện Tiểu Cần, Trà Vinh

 

 

 

Viết bởi Anh Tuấn